Giới thiệu ngành Điện công nghiệp  
Cập nhật: 13/07/2023
Lượt xem: 35712

Tên nghề: Điện công nghiệp

Mã nghề: 6520227

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Thời gian đào tạo: 2,5 năm
Chi tiết ngành Điện công nghiệp xem: tại đây


            Cùng với công nghệ thông tin, điện được xếp vào một trong những nhân tố không thể thiếu của cuộc sống. Bạn có thể sống một ngày không có internet nhưng cả thế giới này chỉ cần vài phút sẽ bị "đóng băng" nếu hệ thống điện toàn cầu bị phá hủy. Điện đóng vai trò quan trọng trong đời sống đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, nhà máy, doanh nghiệp. Trong thời điểm bùng nổ các ngành công nghiệp, hoạt động kinh doanh sản xuất được mở rộng, cùng với sự thay đổi không ngừng của các giải pháp công nghệ cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao của ngành điện công nghiệp ngày càng tăng. Các kỹ sư, công nhân điện công nghiệp trở thành đối tượng ưu tiên tuyển dụng tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất với số lượng lớn, cùng với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn.


1. Mục tiêu đào tạo:

Học xong nghề này, người học sẽ thực hiện được các công việc:

- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo điện, dụng cụ an toàn điện, an toàn lao động, an toàn cháy nổ trong từng công việc; Biết các biện pháp phòng đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng tránh tai nạn điện; Biết sơ cấp cứu người bị tai nạn điện;

- Biết cách sử dụng, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng các loại khí cụ điện, các linh kiện điện tử, các loại máy điện, các loại máy công cụ phổ biến trong công nghiệp và một số thiết bị điện dân dụng;

- Thiết kế, lắp đặt, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng được các hệ thống cung cấp điện; tủ điện phân phối; mạng điện chiếu sáng; các hệ thống điều khiển nối cứng dùng rơ le, công tắc tơ; các hệ thống điều khiển lập trình dùng PLC, IC số, vi điều khiển…;

- Đọc và phân tích được các bản vẽ thiết kế lắp đặt điện công nghiệp;

- Khảo sát được hiện trường để có phương án lắp đặt hoặc sửa chữa hợp lý;

2. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Lắp đặt hệ thống điện công trình;

- Vận hành, bảo trì hệ thống điện công trình;

- Lắp đặt và vận hành hệ thống cung cấp điện;

- Bảo trì hệ thống cung cấp điện;

- Lắp đặt tủ điện;

- Sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy điện;

- Lắp đặt hệ thống tự động hóa;

- Vận hành, bảo trì hệ thống tự động hóa;

- Lắp đặt mạch máy công cụ;