Giới thiệu ngành lắp đặt điện nội thất  
Cập nhật: 25/08/2017
Lượt xem: 6489

Tên nghề: LẮP ĐẶT ĐIỆN NỘI THẤT                         

Mã nghề:

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Đối tượng tuyển sinh: Là người có từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ từ TCCS trở lên, có sức khỏe phù hợp với nghề Lắp đặt điện nội thất.

Số lượng môn học, mô đun đào tạo : 05

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp.

Chi tiết ngành Kiểm nghiệm bột giấy và giấy xem: Tại đây

1. Mô tả về khóa học:

Khóa học Lắp đặt điện nội thất trình độ Sơ cấp, thời gian đào tạo 3 tháng nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kỹ thuật lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đơn giản các khí cụ điện đóng cắt và bảo vệ, thiết bị điện thông dụng trong nhà đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và thời gian .

Trong quá trình học, học viên được học theo hình thức tích hợp tức lý thuyết kết hợp với thực hành để tay nghề đảm bảo với yêu cầu của nghề, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp sử dụng lao động.

Chương trình của Trường biên soạn dựa trên Chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết hợp với kinh nghiệm về đào tạo nghề của trường. 

2. Mục tiêu đào tạo:

2.1. Kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm: 

- Kiến thức:

       + Giải thích được các ký hiệu quy ước trên sơ đồ mạch điện, trên bản vẽ thiết kế điện;

+ Nêu được các phương pháp đấu nối dây dẫn, dây cáp điện;

          + Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động và phương pháp sơ cấp cứu người bị tai nạn điện;

+ Mô tả được cấu tạo, ký hiệu, nguyên lý cơ bản của các khí cụ điện, thiết bị điện thông dụng trong nhà;

+ Nêu được các phương pháp đo bằng đồng hồ vạn năng, ampe kìm, mê gôm mét;

+ Liệt kê được quy trình lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng các khí cụ điện, thiết bị điện thông dụng trong nhà;

- Kỹ năng:

          + Đọc được bản vẽ thiết kế điện, sơ đồ mạch điện và lập được phương án thi công khả thi;

+ Lựa chọn được dụng cụ, vật tư, thiết bị đủ số lượng và đúng chủng loại theo thiết kế;

+ Đo được các thông số trong mạch điện và mạng điện bằng đồng hồ vạn năng, ampe kìm, mê gôm mét;

+ Thực hiện được các công việc đo, lấy dấu;

+ Sử dụng được các bộ đồ nghề điện, máy cắt và máy khoan cầm tay, bộ nong loe, mỏ hàn điện... phục vụ công tác lắp đặt sửa chữa;

+ Lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đơn giản các khí cụ điện đóng cắt và bảo vệ, thiết bị điện thông dụng trong nhà đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và thời gian;

     + Vận hành được mạch điện đúng quy trình.

- Năng lực tự chủ:

+ Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và trao đổi được thông tin theo yêu cầu;

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, tác phong công nghiệp;

+ Nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế, các quy trình kỹ thuật;

+ Đảm bảo an toàn và tiết kiệm trong học tập.

2.2. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp sơ cấp nghề “Lắp đặt điện nội thất”, người học có thể tự tạo việc làm hoặc làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ về lắp đặt và sửa chữa các khí cụ điện, thiết bị điện trong nhà.