Giới thiệu ngành Công nghệ sản xuất giấy  
Cập nhật: 25/09/2017
Lượt xem: 27091

Tên nghề: Công nghệ sản xuất giấy

Mã nghề:

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Đối tượng tuyển sinh: Là người có từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ từ THCS trở lên, có sức khỏe phù hợp với nghề Công nghệ sản xuất giấy.

Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp

Chi tiết ngành Công nghệ sản xuất giấy xem: Tại đây

1. Mô tả về khóa học:

Khóa học công nghệ sản xuất giấy trình độ Sơ cấp, thời gian đào tạo 3 tháng nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về công nghệ sản xuất giấy.

Trong quá trình học, học viên được học theo hình thức tích hợp tức là lý thuyết kết hợp với thực hành để tay nghề đảm bảo với yêu cầu của nghề, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp sử dụng lao động.

Chương trình của Trường biên soạn dựa trên Chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết hợp với kinh nghiệm về đào tạo nghề của trường.  

2. Mục tiêu đào tạo

2.1. Kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Kiến thức:

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về: Hoá đại cương như cấu tạo nguyên tử, bảng hệ thống tuần hoàn, các loại nồng độ của dung dịch, cách pha chế dung dịch, cách đo pH của dung dịch.

+ Trình bày được các biện pháp đảm bảo an toàn điện, hóa chất, phòng chống cháy nổ, an toàn đối với thiết bị nâng và thiết bị chịu áp lực.

+ Mô tả được quy trình công nghệ sản xuất giấy bằng các loại máy xeo giấy khác nhau.

+ Trình bày được nguyên lý hình thành tờ giấy trên các loại máy xeo khác nhau.

+ Trình bày được quy trình vận hành từng công đoạn trong quá trình sản xuất giấy: Nghiền bột, phụ gia, sàng và làm sạch bột, lưới, ép, sấy, gia công, bao gói sản phẩm giấy.

+ Mô tả được nguyên lý hoạt động của thiết bị đo lường và điều khiển tự động trong quá trình sản xuất bột giấy như: Đo mức, áp suất, nhiệt độ, nồng độ, lưu lượng.

+ Nêu được các yếu tố ảnh hưởng của ngành công nghệ sản xuất giấy tới môi trường và các biện pháp xử lý làm giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường.

- Kỹ năng:

          + Tính toán được các bài toán cơ bản cho quá trình nghiền, chuẩn bị các chất phụ gia, lưới, ép, sấy.

+ Vận hành được các thiết bị chính của các công đoạn trong dây chuyền công nghệ sản xuất giấy như: Nghiền, phụ gia, lưới, ép, sấy và gia công, bao gói sản phẩm giấy dưới sự giám sát của thợ bậc cao.

+ Vận hành được các thiết bị trong phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm giấy.

+ Có khả năng tự học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghề nghiệp.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

          + Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin về yêu cầu sản xuất (lệnh sản xuất).

+ Có ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật lao động, chăm chỉ học tập và rèn luyện tay nghề, chấp hành tốt  nội quy an toàn lao động, có tác phong công nghiệp, có khả năng làm việc nhóm.

2.2. Cơ hội việc làm:

          Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận công việc tại các phân xưởng sản xuất giấy, bao gồm các công việc như chuẩn bị bột, chuẩn bị các chất phụ gia, lưới, ép, sấy, ép keo, cuộn, cuộn lại, cắt tờ hoặc đảm nhận công việc tại các phòng thí nghiệm của các nhà máy sản xuất giấy, các doanh nghiệp chế biến và gia công giấy.