Giới thiệu ngành Kiểm nghiệm bột giấy và giấy  
Cập nhật: 25/09/2017
Lượt xem: 29779

Tên nghề: Kiểm nghiệm bột giấy và giấy

Mã nghề:

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Đối tượng tuyển sinh: Là người có từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ từ THCS trở lên, có sức khỏe phù hợp với nghề Kiểm nghiệm bột giấy và giấy.

Số lượng mô đun đào tạo: 05 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp
Chi tiết ngành Kiểm nghiệm bột giấy và giấy xem: Tại đây

1. Mô tả về khóa học:

Khóa học kiểm nghiệm bột giấy và giáy trình độ Sơ cấp, thời gian đào tạo 3 tháng nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về viêc lấy mẫu, chuẩn bị mẫu, phân tích mẫu trong quá trình kiểm nghiệm bột và kiểm nghiệm giấy.

Trong quá trình học, học viên được học theo hình thức tích hợp tức là lý thuyết kết hợp với thực hành để tay nghề đảm bảo với yêu cầu của nghề, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp sử dụng lao động.

Chương trình của Trường biên soạn dựa trên Chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết hợp với kinh nghiệm về đào tạo nghề của trường  

2. Mục tiêu đào tạo:

2.1. Kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Kiến thức:

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về an toàn lao động, an toàn điện, hóa chất và phòng cháy chữa cháy.

+ Trình bày được các phương pháp đo khối lượng, thể tích, cách sử dụng và sắp xếp các dụng cụ, thiết bị trong phòng thí nghiệm.

+ Mô tả được sơ đồ dây chuyền sản xuất bột giấy và giấy và các vị trí lấy mẫu kiểm tra trong quá trình sản xuất.

+ Trình bày được định nghĩa, nguyên tắc và quy trình kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bột và chất lượng giấy.

+ Nêu được các, nguyên nhân  dẫn đến sai số và cách phòng tránh.

- Kỹ năng:

          + Pha được các dung dịch và thực hiện được việc phân tích dung dịch theo phương pháp chuẩn độ axit – ba zơ, phương pháp chuẩn độ oxy hóa - khử.

+ Vận hành được các thiết bị trong phòng kiểm nghiệm bột giấy, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm giấy.

+ Thực hiện được việc phân tích nồng độ dung dịch xút, tàn kiềm, xác định độ hợp cách, độ khô của nguyên liệu, kiểm tra được hiệu suất thu hoạch bột sau nấu và các chỉ tiêu chất lượng của giấy và cáctông.

+ Có khả năng tự học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghề nghiệp.

- Năng lực tự chủ trách nhiệm:

          + Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin về các yêu cầu sản xuất (lệnh sản xuất)

+ Có ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật lao động, chăm chỉ học tập và rèn luyện tay nghề, chấp hành tốt nội quy an toàn lao động, có tác phong công nghiệp, có khả năng làm việc nhóm.

2.2. Cơ hội việc làm:

          Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận công việc tại các phòng thí nghiệm và tại các phòng kiểm nghiệm bột giấy, kiểm nghiệm giấy của phân xưởng sản xuất tại các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy.